Chùa Long An

106 Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Chùa Long An

    Chùa Long An  nằm giữa lòng Sài gòn nhộn nhịp, ngôi chùa vừa mang nét cổ kính vừa hiện đại  tọa lạc tại  106 đường Nguyễn Văn Cừ , Phường Nguyễn Cư Trinh , Quận 1. Nếu không nghiên cứu bề dày lịch sử từ lúc hính thành đến nay thì có lẽ ít người  biết  Ngôi Chùa này là di tích lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh đã có thời gian Cố Hòa Thượng Thích Pháp Nhạc sử dụng nơi đây là nơi nuôi dưỡng cán bộ Cách Mạng giữa hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ .

    Chùa Long An được cư sĩ Nguyễn Văn Vạng thành lập vào năm 1905 . Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Đến năm 1948 , Chùa được Giáo thọ Thích Thiện Chánh trùng tu trên khu đất rộng hoang sơ Đặc biệt Chùa được xây dựng  trên khu đất theo truyền thuyết có 04 ngôi mộ Kỳ lân làm trụ chính . Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Phật Giáo nguyên thủy.Sau khi Chùa Long An giao lại cho Hòa Thượng Thích Pháp Nhạc trông coi thì Hòa thượng đã nuôi dưỡng cán bộ Cách mạng thời bấy giờ, và giờ đây được xem như Địa chỉ đỏ  của thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp nối theo chiều dài lịch sử, Ngôi Chùa được chuyển giao cho Thượng Tọa Thích Bửu Thiền trông coi cho đến năm  1994 , Cố Hòa Thượng Thích Tâm Quang mới tiếp quản Ngôi Tam Bảo và tiếp tục hoằng dương Phật pháp. Đến năm 2001 , Cố Hòa thượng cho trùng tu lại ngôi chùa trên diện tích hơn 458.m2  vì ngôi chùa khi tiếp nhận còn rất đơn sơ , luôn bị dột mái và ngập nước mỗi khi trời mưa lớn . Sau khi cải tạo lại, Ngôi chùa đã khang trang hơn gồm có : Chánh điện -Hậu tổ -Phòng chư tăng - Nhà bếp - Đài Quan âm -Miếu Ngũ Hành - Chùa được xây theo lối kiến trúc vừa mang nét cổ kính vừa mang nét hiện đại nhưng vẫn  tạo cho chúng ta một cảm giác thư thái khi mỗi lần về đây, thắp nén hương lên bàn thờ Phật cầu nguyện cho gia đạo bình an ,Ngôi Chùa tọa lạc trong con hẽm nhỏ giữa lòng thành phố mà nhịp sống lúc nào cũng ồn ào, sôi động, hằng đêm  tiếng trì kinh, niệm Phật cầu cho quốc thái, dân an của các sư thầy cùng với Đạo tràng chùa Long an vang lên nghe sao ấm áp .

    Đến năm 2009, Cố Hòa thượng Thích Tâm Quang viên tịch trong sự tiếc thương của hàng ngàn tăng, ni, Phật tử gần xa . Ngài đã ra đi nhưng ngôi Chùa Long An vẫn được gìn giữ, trông coi và duy trì nề nếp sinh hoạt đạo tràng cho đến nay cũng đã gần 12 năm (2009-2021) bởi  Ban quản tự Chùa Long An mà Trưởng ban là đạo hữu Thái Hồng Phước ( Pháp danh Tâm Lộc) cùng với các Sư Thầy tu học tại Chùa . Hàng năm, ngoài việc hướng dẫn Phật tử  tu học  "Môt ngày An Lạc"  vào ngày Mùng 1 và 15 hàng tháng ,  Bếp cơm chay từ thiện cũng được  Đạo hữu Tâm Lộc kêu gọi, qui tụ số lượng đông đảo Phật tử  chung tay đóng góp công đức  với 2000 suất cơm hàng thàng trao cho những người nghèo tại phường Nguyễn Cư Trinh, Quận I và Quận 8 , người góp công, kẻ góp gạo, rau củ, quả, ... để bếp cơm từ thiện luôn duy trì  ngọn lửa "nhân ái"  lan tỏa trong cộng đồng.  .          

    Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng 

    Nghĩa Ân sư, muôn kiếp khó đáp đền.

    Hàng năm , vào ngày 25 tháng 3 âm lịch và ngày 18 tháng 8 âm lịch, Ban quản tự Chùa Long An long trọng  tổ chức Lễ Húy kỵ tưởng niệm  02 vị cố Hòa Thượng là Hòa Thượng Thích Pháp Nhạc và Hòa Thượng Thích Tâm Quang để bày tỏ lòng thành kính cũng như tri ân  02 vị Hòa thượng đã có công đóng góp vào việc hoằng dương Phật pháp, trùng tu ngôi tam bảo để Phật tử hằng năm tề tựu về đây với tấm lòng từ bi, hướng về Phật pháp..

    Thiết nghĩ việc bảo tồn di tích lịch sử - Chùa Long An là một ngôi Chùa được xây dựng và hình thành hơn 100 năm,  là  niềm vinh hạnh cho Ban Quản Tự cũng như Phật tử Chùa Long An trong việc gìn giữ nét đẹp về Văn Hóa Tâm linh mà Ngôi chùa đã đem lại cho  Phường Nguyễn Cư Trinh - Quận I nói riêng và Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung../. 

     

     

    Zalo
    Hotline